[™ Forum Greensea ™][™ Teen Phan Rang ™]
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 16): Vụ Châu Phát Lai Em

Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 16): Vụ Châu Phát Lai Em Empty Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 16): Vụ Châu Phát Lai Em

Bài gửi by Admin 23/1/2008, 10:45 pm

Khi thụ lý vụ án đệ tử thân tín của Năm Cam giết người này, điều tra viên Nguyễn Minh Tuân cùng kiểm sát viên Lâm Xuân Phát đã để ngoài hồ sơ nhiều tình tiết quan trọng, làm mất hồ sơ gốc... Nhờ vậy, Lai Em thoát nạn và ung dung tiếp tục phạm tội. Hiện Nguyễn Minh Tuân được đình chỉ điều tra do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

B. Các vụ phạm tội do các đối tượng khác thực hiện

I. Vụ Châu Phát Lai Em giết Đổng Chí Nam

1. Hành vi giết người của Châu Phát Lai Em

Khoảng 12h ngày 26/12/1987, Đổng Chí Nam sinh năm 1963 tại Sài Gòn, trú tại 1/17 đường Calmett, phường 19 (nay là phường Nguyễn Thái Bình), quận 1, TP HCM là công nhân bốc xếp tại chợ cá Cầu Ông Lãnh, đòi tiền bốc xếp của chủ hàng tôm tên là Mỹ, dẫn tới có sự cãi nhau giữa Nam với chị Mỹ và anh Hùng lái xe chở hàng cho chị Mỹ (không xác định được địa chỉ của chị Mỹ và anh Hùng). Biết chủ hàng tôm là khách giao hàng thường xuyên cho chị ruột của mình là Châu Kim Hoa nên Châu Phát Lai Em đến để can thiệp, dẫn tới mâu thuẫn cãi nhau giữa Nam và Châu Phát Lai Em. Hai bên thách thức đánh nhau tay đôi nhưng được mọi người can ngăn nên cả hai cùng bỏ về nhà và lấy hung khí. Đổng Chí Nam chạy về nhà lấy 2 thanh sắt, mỗi thanh dài khoảng 80-90 cm, rồi đi đến đứng trước hẻm 88X Bến Chương Dương. Lúc đó Châu Phát Lai Em cũng từ nhà 88X (nhà của Châu Kim Hoa) trong hẻm 88X đi ra và gặp Nam ở đầu hẻm. Khi gặp Lai Em, Nam có hỏi “mày muốn chơi tay không hay có đồ” sau đó Nam vừa vứt 2 thanh sắt xuống đất thì Lai Em lao đến và dùng dao đã chuẩn bị trước đâm thẳng vào bụng Nam. Sau đó đâm liên tiếp 2 nhát nữa làm Đổng Chí Nam gục xuống đường, Lai Em bỏ chạy, trên đường bỏ chạy thì vứt con dao gần khu vực hiện trường rồi trốn khỏi nơi cư trú. Đến ngày 11/2/1988 thì bị bắt. Còn Đổng Chí Nam được mọi người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Sài Gòn, khoảng 14h cùng ngày thì chết.

Biên bản giải phẫu tử thi Đổng Chí Nam:

- Vùng ngang rốn bên trái có 1 lỗ thủng kích thước 3x1 cm vết thương này làm thủng 1/3 phần dưới dạ dày kích thước 1,5 x 1 cm.

- Vết thương vùng nách trái khoảng liên sườn số 6, 7 kích thước 3x1 cm, vết thương này làm thủng thùy dưới phổi trái kích thước 2,5x1 cm.

- Vết thương vùng nách sau trái kích thước 3 x 1 cm; vết thương này làm thủng mặt dưới tim thất phải kích thước 1x 0,5 cm.

Nguyên nhân chết: Do thủng mặt dưới tim thất phải.

Nhân chứng Nguyễn Minh Chánh, là công nhân bốc xếp chứng kiến trực tiếp sự việc từ đầu đến cuối, có khai (lúc 14h30" ngày 26/12/1987 ngay sau khi sự việc xảy ra) “... Sau đó tôi thấy anh Nam đi đến đứng trước căn nhà 89X Bến Chương Dương (cạnh hẻm 88X Bến Chương Dương), trên tay anh Nam có cầm 1 cây sắt đặc và 1 cây sắt ống nước dài khoảng 80-90 cm. Sau đó tôi thấy anh Lai Em cũng vừa đi đến gặp mặt anh Nam, anh Nam có hỏi: mày muốn chơi tay không hay có đồ?; liền sau đó tôi thấy anh Nam bỏ 2 cây sắt xuống đất thì anh Lai Em nhào vô đánh đâm anh Nam bị lòi ruột, chảy máu, té gục xuống đường ...” (BL số: V10.T1,T3 -15,16,185). Lời khai này phù hợp với 3 vết tử thương trên người nạn nhân theo biên bản giải phẫu tử thi (BL số: V10.T1-13); phù hợp với kết luận giám định số 2447/C21 (CIII) ngày 18/6/2002 kết luận: Muốn đâm vào vùng nách trái, nách sau trái bị can phải cầm dao tay phải (phần A mục A1, BL số: V10.T4-287); phù hợp với kết quả thực nghiệm điều tra ngày 26/6/2002, quá trình thực nghiệm có điều tra viên, kiểm sát viên, giám định viên: Cũng tư thế mà Lai Em khai là bị Nam đè lên người. Lai Em cầm dao tay trái để đâm Nam, nhưng khi yêu cầu Châu Phát Lai Em đâm sang sườn trái thì bị can trả lời không thực hiện được (BL số: V10.T3-295), phù hợp với lời khai của nhân chứng Lê Thị Hương buôn bán cá tại chợ cá Cầu Ông Lãnh và có mặt hôm đó, gián tiếp nghe thấy sự việc: “...Lai Em mặc áo sơ mi, trong tay áo có giấu 1 con dao găm, khi gặp Nam ở hẻm 88X thì Lai Em có nói với Nam là: Nếu có ngon thì chơi tay đôi, sau đó Nam vứt móc sắt xuống đường Lai Em xông vào đâm Nam nhiều nhát bị lòi ruột sau đó Lai Em bỏ chạy... tôi nghe thấy mọi người kể như vậy...” (BL số: V10.T3-198,199).

Lời khai của bị can Châu Phát Lai Em không ghi ngày tháng năm 1988 và bản kết luận điều tra số: 196/PC16 - HS ngày 8/4/1988: “... Lai Em trượt chân té trên lề đường đồng thời cướp 1 con dao của một người bán buôn ngồi tại lề đường để chống cự lại Nam, và bị Nam chạy đến ôm cổ, nên Lai Em dùng dao đâm 1 nhát vào bụng Nam ... ” (BL số: V10.T1-27,28).

Bị can Châu Phát Lai Em còn khai trong các bản cung ngày 20/3; 12/4; 6/6 và ngày 26/6/2002: “... tôi bỏ chạy ... Nam phóng con dao theo nhưng không trúng... tôi vấp ngã ngửa, anh Nam lao đến đè lên người... tay trái tôi quơ được con dao của Nam, tôi (Lai Em) cầm dao tay trái đâm anh Nam nhiều nhát, sau đó hất anh Nam xuống đất và bỏ chạy... ” (BL số: V10.T3-101 đến 110). Với những tài liệu, kết quả điều tra nêu trên (lời khai nhân chứng, biên bản giải phẫu tử thi, kết luận giám định, thực nghiệm điều tra ...) đã bác bỏ hoàn toàn lời khai chối tội của bị can Châu Phát Lai Em.

Với những tài liệu đã thu thập được, có đủ cơ sở xác định Lai Em đã sử dụng dao mang theo để đâm nhiều nhát rất quyết liệt vào chỗ hiểm của Nam trong khi Nam đã bỏ hung khí để định đánh nhau tay không với tên Lai Em. Hành động giết người của Lai Em thể hiện rất rõ tính côn đồ, hung hãn của y. Hành vi của Châu Phát Lai Em đã phạm tội giết người, tội danh được quy định tại điểm g khoản 1 điều 101 BLHS năm 1985 của nước Cộng hòa XHCN VN.

Tang vật của vụ án là con dao đã bị mất nhưng với lời khai nhân chứng, bị can, biên bản giải phẫu tử thi, sổ tay trang 401 của bác sĩ pháp y Nguyễn Thanh Tuyền, kết luận giám định pháp y có thể khẳng định: Hung khí mà bị can đã sử dụng để gây án là con dao sắc nhọn có bản rộng khoảng 3 cm. Con dao thu tại hiện trường (BL số: V10.T1-11) đã được thay bằng con dao khác tại biên bản bàn giao hồ sơ và tang vật vụ án (BL số: V10.T1-12) và hai thanh sắt theo phiếu nhập, xuất và bàn giao tang vật (BL số: V10.T4-278 đến 280), nhưng hiện nay TAND TP HCM không tìm thấy (BL số: V10.T4-282) không xác định được 2 thanh sắt này có phải là tang vật của vụ án không.

2. Hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án của Nguyễn Minh Tuân

Ngày 13/2/1988 Công an quận 1, TP HCM có quyết định di lý vụ án Châu Phát Lai Em phạm tội “giết người” đến phòng PC16- Công an TP HCM để điều tra theo thẩm quyền. Nguyễn Minh Tuân là điều tra viên đã được phân công thụ lý điều tra vụ án này. Ngày 22/2/1988 Nguyễn Minh Tuân viết bản kế hoạch điều tra vụ án đã được lãnh đạo đội duyệt, sau đó tiến hành điều tra. Ngày 8/4/1988 kết luận điều tra vụ án và chuyển hồ sơ vụ án đến VKSND TP HCM đề nghị truy tố Châu Phát lai Em về tội giết người theo điều 101 khoản 3 Bộ luật hình sự năm 1985 là trường hợp phạm tội “trong tình trạng thần kinh bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân”.
Quá trình điều tra vụ án bị can Nguyễn Minh Tuân đã để ngoài hồ sơ vụ án lời khai của nhân chứng trực tiếp rất quan trọng là anh Nguyễn Minh Chánh (BL số: V10.T1-15,16). Kết luận điều tra vụ án chỉ dựa theo lời khai chối tội của bị can Châu Phát Lai Em.

Bị can Nguyễn Minh Tuân còn biết rõ con dao mà Công an quận 1 chuyển không phải là con dao mà bị can Châu Phát Lai Em đã sử dụng để gây án nhưng Nguyễn Minh Tuân vẫn chuyển cùng hồ sơ vụ án để đề nghị truy tố. Mặt khác theo phiếu nhập, xuất và bàn giao tang vật mà Nguyễn Minh Tuân chuyển đến TAND TP HCM gồm: 1 con dao và 2 thanh sắt nhưng trên kết luận điều tra vụ án chỉ thấy nêu tang vật là 1 con dao (biên bản thu hồi tang vật tại hiện trường ngày 26/12/1987 cũng chỉ có 1 con dao).

Các hành vi trên đây của Nguyễn Minh Tuân đã dẫn đến làm sai lệch bản chất của vụ án. Mặc dù Tuân vẫn thảo kết luận điều tra đề nghị truy tố Châu Phát Lai Em, nhưng lại trên cơ sở hồ sơ đã bị làm sai lệch theo hướng không phạm tội như đã nêu trên. Bị can Nguyễn Minh Tuân đã thừa nhận việc làm sai phạm của mình (BL số: V10. T3-133). Mặc dù thừa nhận sai phạm của mình nhưng Nguyễn Minh Tuân không thừa nhận có tiêu cực trong việc này, chỉ thừa nhận việc làm sai phạm của mình là do điều tra không thận trọng, cẩu thả, trình độ non kém.

Hành vi trên của Nguyễn Minh Tuân đã phạm vào tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, tội danh được quy định tại khoản 2 điều 236 BLHS 1985 của nước CHXHCNVN.

3. Hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng của Lâm Xuân Phát

Ngày 25/4/1988 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM chuyển kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ án đến VKSND TP HCM đề nghị truy tố Châu Phát Lai Em về tội giết người. VKSND TP HCM đã giao cho kiểm sát viên Lâm Xuân Phát kiểm sát điều tra vụ án này.

Ngày 08/10/1988 ông Nguyễn Văn Bông (Phó viện trưởng) ký lệnh tạm tha số 106/KSĐT-TA đối với bị can Châu Phát Lai Em về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngày 31/12/1988 cũng chính ông Bông ký quyết định đình chỉ điều tra vụ án, bị can.

Sau khi vụ án được đình chỉ điều tra, Lâm Xuân Phát đã không chuyển giao hồ sơ vụ án cho bộ phận tổng hợp để chuyển lưu giữ, dẫn tới mất toàn bộ hồ sơ vụ án (hồ sơ chính và hồ sơ kiểm sát điều tra). Xác minh tại VKSND TP HCM thấy sổ lưu kho hồ sơ tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra từ năm 1976 đến 1994 không thấy thể hiện hồ sơ vụ án này được đưa vào lưu kho (BL số: V10.T4-313 đến 318). Xác minh tại VKSND TP HCM thì được biết toàn bộ hồ sơ vụ án đã bị mất. Mặc dù bị can Lâm Xuân Phát khai đã giao lại hồ sơ vụ án này cho văn thư của Phòng kiểm sát điều tra án trị an là chị Hải (chị Hải hiện nay đang định cư tại Mỹ), nhưng Phát cũng thừa nhận là không có cơ sở nào xác định hồ sơ Phát đã giao lại cho văn thư của phòng, toàn bộ hồ sơ vụ án bị mất trách nhiệm thuộc về Phát.

Bị can Lâm Xuân Phát còn khai: Khi được phân công thụ lý kiểm sát điều tra, sau khi nghiên cứu hồ sơ và kết luận điều tra, Lâm Xuân Phát đã viết đề xuất với nhận thức là Châu Phát Lai Em có dấu hiệu của tội “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Nay được điều tra viên cho xem lại bản kết luận điều tra vụ án này còn lưu lại thì thấy nạn nhân không có hành vi tấn công bị can, như vậy đã để lọt tội giết người đối với bị can Châu Phát Lai Em. Mặc dù thời gian đã lâu, nhưng rõ ràng việc để mất hồ sơ gốc của vụ án và cả hồ sơ kiểm sát đã dẫn đến rất nhiều vấn đề tồn tại trong quá trình giải quyết vụ án này, đến nay không thể giải đáp được.

Hành vi trên của Lâm Xuân Phát đã phạm vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tội danh được quy định tại khoản 2 điều 220 BLHS 1995 của nước CHXHCNVN.

Đối với ông Nguyễn Văn Bông (nguyên phó viện trưởng VKSND TP HCM) đã ký lệnh tạm tha và quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, bị can như nêu ở trên. Đến nay mất hồ sơ gốc nên không xác định được là dựa vào cơ sở nào mà ông Bông đã thay đổi tội danh từ tội “giết người” (Điều 101 BLHS năm 1985) sang tội “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 102 BLHS năm 1985) rồi sau đó ký quyết định đình chỉ điều tra về tội “giết người” còn tội “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” thì không thấy kết quả xử lý. Vì hồ sơ gốc đã mất, do đó không có cơ sở để xác định mức độ sai phạm của ông Bông trong việc đình chỉ đối với bị can Châu Phát Lai Em.

Việc để lọt tội giết người của Châu Phát Lai Em (một đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự, tay chân thân tín của Trương Văn Cam), hắn tiếp tục có điều kiện thực hiện các việc phạm tội khác trong thời gian dài, làm mất ổn định trật tự xã hội trên địa bàn rộng lớn, ảnh hưởng lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Hậu quả mà bọn chúng đã gây ra là đặc biệt nghiêm trọng.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 136
Age : 34
Đến từ : TP Phan Rang Thap Cham _ Ninh Thuan
Registration date : 22/01/2008

http://teenphanrang.good.to

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết