[™ Forum Greensea ™][™ Teen Phan Rang ™]
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^. Empty Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Bài gửi by Admin 23/1/2008, 10:29 pm

Dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Văn Thuyết (Thuyết "Buôn Vua"), đàn em Năm Cam đã tiếp cận ông Lê Thanh Đạo, Phạm Sĩ Chiến (nguyên viện trưởng và phó viện trưởng VKSND Tối cao) và Trần Mai Hạnh (nguyên tổng thư ký Hội nhà báo Việt Nam). Hàng trăm nghìn USD đã được chi để chạy tội cho "ông trùm".

A. Các vụ án do Trương Năm Cam và đồng bọn thực hiện

V. Các tội về chức vụ có liên quan đến hành vi phạm tội và chạy tội cho Trương Văn Cam

1. Hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ (xảy ra năm 1995 và 2001).

1.1. Hành vi đưa hối lộ của Trương Văn Cam thời điểm trước khi Trương Văn Cam bị đưa đi tập trung cải tạo năm 1995

Đầu năm 1995, Trương Văn Cam phát hiện đang bị công an điều tra về hoạt động phạm tội nên rất lo sợ và tìm cách lo chạy các cơ quan pháp luật để giảm thoát tội. Trương Văn Cam đã mua vé máy bay ra Hà Nội nhờ Thắng "Tài Dậu" dẫn đến nhà Trần Văn Thuyết ở số 91 Nguyễn Thái Học, Hà Nội để nhờ Thuyết lo chạy giúp (vì biết Thuyết có quen nhiều cán bộ ở các cơ quan pháp luật, các cơ quan báo chí ở trung ương). Thuyết hướng dẫn cho Trương Văn Cam viết đơn gửi các lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Theo lời khai của Trần Văn Thuyết và Năm Cam, Thuyết dẫn Trương Văn Cam đến nhà ông Cao Huy Phước (cán bộ công an về hưu) ở 111 Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại đây, Thuyết đặt vấn đề nhờ ông Phước chuyển đơn kêu oan của Trương Văn Cam đến Bộ trưởng Nội vụ, ông Phước đồng ý. Việc Trương Văn Cam gửi đơn xin kêu cứu xét đến ông Bộ trưởng Nội vụ trước thời điểm Thuyết bị bắt tập trung giáo dục cải tạo năm 1995 là có thật. Sau đó theo yêu cầu của Thuyết, Trương Văn Cam đến nhà người em kết nghĩa tên là Nguyễn Văn Hậu, có vợ là Trâm, ở 105 ngõ 1, Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội, mượn 10.000 USD để Thuyết chi phí. Số tiền này Thuyết khai đưa cho ông Phước 3.000 USD, còn lại Thuyết tiêu xài cá nhân. Vợ chồng anh Hậu xác nhận có việc cho Năm Cam vay 10.000 USD ở thời điểm nói trên
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 136
Age : 34
Đến từ : TP Phan Rang Thap Cham _ Ninh Thuan
Registration date : 22/01/2008

http://teenphanrang.good.to

Về Đầu Trang Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^. Empty Re: Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Bài gửi by Admin 23/1/2008, 10:30 pm

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm việc với ông Cao Huy Phước, ông Phước khai có biết Trần Văn Thuyết, nh­ưng ông Phước không thừa nhận việc Thuyết dẫn Trương Văn Cam đến nhà đưa ông 3.000 USD và nhờ gửi đơn kêu oan của Trương Văn Cam đến Bộ trưởng Nội vụ.

Qua lời khai của bị can Trương Văn Cam và bị can Trần Văn Thuyết thấy có cơ sở khẳng định việc Thuyết dẫn Trương Văn Cam đến nhà ông Cao Huy Phước để đặt vấn đề nhờ ông Phước chuyển đơn kêu oan của Trương Văn Cam đến ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ là có thật. Còn việc ông Phước có nhận 3.000 USD từ Trần Văn Thuyết hay không thì chưa có cơ sở để khẳng định.

Một mặt lo "chạy tội", mặt khác Trương Văn Cam rất cảnh giác luôn lẩn tránh sự theo dõi, giám sát của công an và có biểu hiện chạy trốn. Xét thấy nếu để Trương Văn Cam ở ngoài xã hội sẽ trở ngại cho việc điều tra làm rõ hoạt động phạm tội của hắn và đồng bọn, và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Nội vụ đã chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ của Bộ Nội vụ và Công an TP HCM khẩn trương lập hồ sơ đưa Trương Văn Cam đi tập trung giáo dục cải tạo. Qua đó để điều tra làm rõ các hành vi phạm tội của hắn và đồng bọn.

Thực hiện chủ trương trên, ngày 20/5/1995, Chủ tịch UBND TP HCM có quyết định số 73 đưa Trương Văn Cam đi tập trung giáo dục cải tạo với thời hạn 3 năm. Đến ngày 22/5/1995 Trương Văn Cam bị bắt đưa về Trại tạm giam Bộ Nội vụ ở Hà Tây.

Trương Văn Cam là một tên tội phạm có nhiều tiền án và tiền sự nên có rất nhiều kinh nghiệm đối phó với các cơ quan pháp luật nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình. Khi biết tin Bộ Nội vụ chuẩn bị bắt, Năm Cam đã mua vé máy bay ra Hà Nội, thông qua Thắng "Tài Dậu" để gặp Trần Văn Thuyết. Hắn đã đưa cho Thuyết 10.000 USD nhằm mục đích lo chạy tội cho y tránh khỏi sự trừng phạt của pháp luật.

Hành vi trên của Trương Văn Cam đã phạm vào tội đưa hối lộ, tội danh được quy định tại điều 289 BLHS.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 136
Age : 34
Đến từ : TP Phan Rang Thap Cham _ Ninh Thuan
Registration date : 22/01/2008

http://teenphanrang.good.to

Về Đầu Trang Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^. Empty Re: Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Bài gửi by Admin 23/1/2008, 10:31 pm

1.2. Hành vi đưa - nhận hối lộ sau khi Trương Văn Cam bị đưa đi tập trung giáo dục cải tạo của , Dương Ngọc Hiệp, Trần Văn Thuyết, Trần Mai Hạnh và Phạm Sỹ Chiến

Tháng 6/1995, Trúc cùng Hiệp ra Hà Nội thông qua Thắng "Tài dậu" dẫn đến gặp Trần Văn Thuyết tại 91 Nguyễn Thái Học, Hà Nội. Tại đây, Hiệp đặt vấn đề tiếp tục nhờ Thuyết lo "chạy tội" cho Trương Văn Cam thoát khỏi việc tập trung giáo dục cải tạo. Thuyết đồng ý và nói với Hiệp phải chuẩn bị tiền để đưa cho một số cá nhân có chức trách trong việc giải quyết vụ này, đồng thời gia đình phải viết đơn (kêu oan) cho Trương Văn Cam, do đứng tên, gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan pháp luật gồm VKSND Tối cao, Bộ Nội vụ và các cơ quan báo chí để lên tiếng gây áp lực. Để tìm đến những cơ quan và những người có thẩm quyền, Trần Văn Thuyết đã nhờ Nguyễn Thập Nhất, nguyên trưởng phòng kiểm sát giam giữ VKSND Hà Nội, nghiên cứu thảo đơn và sắp xếp trình tự gửi đơn đến các cơ quan bảo vệ pháp luật và công luận, sau đó đưa cho Dương Ngọc Hiệp đánh máy và ký tên gửi qua đường bưu điện đến các nơi cần thiết.

Mặt khác Trần Văn Thuyết nhờ Nguyễn Thập Nhất dẫn mình và Dương Ngọc Hiệp đến nhà ông Lê Thanh Đạo, nguyên viện trưởng VKSND Tối cao, để làm quen. Từ đó Thuyết đặt vấn đề nhờ xem xét giúp đỡ cho Trương Văn Cam. Để tập trung tiền lo chạy cho Trương Văn Cam, bàn với Hiệp "phò mã" và gia đình sử dụng số tiền 1 tỷ đồng trước đây đã thế chấp căn nhà 191 Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM, cho Ngân hàng Sài Gòn công thương - chi nhánh Thái Bình (số tiền này trước khi Trương Văn Cam bị bắt tập trung cải tạo đã chuẩn bị trả, vì vậy, đã phải gia hạn từ sau khi Trương Văn Cam bị bắt tập trung cải tạo năm 1995, đến tháng 2/1998 đã trả xong) và bán một xe Nissan được 280 triệu đồng, tất cả gom được khoảng 1,3 tỷ đồng. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã xác minh việc huy động tiền trên của gia đình Trương Văn Cam là có thật.

Theo lời khai của bị can Dương Ngọc Hiệp, năm 1995-1997 Hiệp thường xuyên có mặt ở Hà Nội để theo dõi việc Trần Văn Thuyết lo “chạy tội” cho Trương Văn Cam. Trong thời gian này, theo yêu cầu của Thuyết, Hiệp đã nhiều lần đến nhà riêng đưa tiền cho Thuyết để Thuyết đưa cho một số cá nhân ở cơ quan bảo vệ pháp luật và công luận. Tổng số tiền đã đưa là 75.000 USD, 20 triệu đồng tiền Việt Nam, 1 đồng hồ đeo tay hiệu Rolex trị giá 5.000 USD, mục đích nhờ vả lo chạy tội cho Trương Văn Cam. Sau mỗi lần đi quan hệ như trên, Thuyết đều thông báo kết quả công việc cho Hiệp biết và yên tâm.

Bị can Trần Văn Thuyết khai: Năm 1995 Trương Văn Cam và gia đình (Phan Tại Trúc và Hiệp "Phò mã") có nhờ Thuyết lo "chạy tội" cho Trương Văn Cam. Từ 1995 đến 1997, Thuyết nhận tiền của Trương Văn Cam tại nhà riêng của Thuyết (trước khi Trương Văn Cam bị bắt đưa đi tập trung cải tạo) và của Hiệp "Phò mã" nhiều lần. Tổng số tiền là 67.000 USD, 10 triệu đồng và một đồng hồ hiệu Rolex trị giá 5.000 USD. Như vậy, Thuyết khai nhận số tiền để lo "chạy tội" cho Trương Văn Cam ít hơn so với lời khai của Trương Văn Cam và Hiệp "Phò Mã" (tiền chênh lệch là 152.000.000 đồng).

Thuyết khai, để giải thoát tập trung giáo dục cho Trương Văn Cam, hắn đã thống nhất với Dương Ngọc Hiệp hai phương án sau: Thứ nhất, phải thông qua cơ quan ngôn luận để đăng tải đơn kêu oan của Trương Văn Cam trên báo chí, nhằm tạo áp lực của dư luận và công luận. Thứ hai, đặt vấn đề với một số cá nhân có chức quyền ở cơ quan pháp luật để nhờ xem xét và "chạy tội" cho Trương Văn Cam.

Trong thời gian 1995-1997, Thuyết đã dẫn Hiệp đến gặp một số cá nhân trong cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan ngôn luận nhờ vả và đưa tiền. Trước khi đến gặp những người đó, Thuyết yêu cầu Hiệp đưa tiền để Thuyết bỏ phong bì và mua quà. Sau đó, Thuyết trực tiếp đưa tại nhà riêng hoặc nơi làm việc cho một số cá nhân hoặc tại nhà riêng của Thuyết và các quán ăn nhậu. Số tiền Thuyết nhận của Hiệp nhiều nhưng Thuyết không đưa hết theo như đã nói với Hiệp, thường giữ lại một số để sử dụng cá nhân. Bằng thủ đoạn như trên, Thuyết lo chạy chi phí cho Trương Văn Cam hết 51.000 USD, còn lại 17.000 USD, Thuyết để sử dụng cá nhân, số tiền của Trần Văn Thuyết nhận của Hiệp do không có biên nhận với nhau, nên đến nay Trần Văn Thuyết khai số tiền đã nhận của Hiệp là 68.000 USD là có cơ sở tin cậy được.

Số tiền trên Trần Văn Thuyết khai đã đưa cho một số người, cụ thể là:

a. Trần Văn Thuyết và Dương Ngọc Hiệp đưa cho ông Trần Mai Hạnh, nguyên tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam 6.000 USD, 1 dàn máy nghe nhạc của Nhật trị giá 3.000 USD và một chiếc đồng hồ Omega trị giá 2.500 USD

Năm 1992, ông Trần Mai Hạnh bị tai nạn giao thông cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức - Hà Nội. Trong thời gian này, ông quen biết Trần Văn Thuyết (trước khi đó ông Hạnh không biết Thuyết). Năm 1993, Trần Văn Thuyết đến nhà riêng ông Hạnh tại khu tập thể Đài tiếng nói Việt Nam (dốc Thọ Lão, Hà Nội) thăm gia đình. Từ đó, Thuyết quan hệ thân thiết ông Trần Mai Hạnh cho đến trước khi y bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt, năm 2002.

Khi khám xét nhà ở của Trần Văn Thuyết tại Hà Nội và nhà ở của Tôn Vĩnh Đắc ở TP HCM, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thu được một số tấm ảnh ông Trần Mai Hạnh, Phạm Sỹ Chiến (nguyên phó viện trưởng VKSND Tối cao) và một số đối tượng khác trong vụ án Năm Can như Hiệp "Phò Mã", Tôn Vĩnh Đắc, Trần Văn Thuyết, Nguyễn Thập Nhất (chụp chung từ tháng 2/1997 tại Hà Nội, khi Trương Văn Cam đang bị tập trung cải tạo); tấm ảnh ông Trần Mai Hạnh chụp với vợ chồng Tôn Vĩnh Đắc năm 1998 tại thành phố Vũng Tàu. Hiệp "Phò Mã" khai rằng người chụp chung trong ảnh, như ông Hạnh, ông Chiến, Trần Văn Thuyết và Nguyễn Thập Nhất, là những người mà Hiệp và Thuyết có quan hệ để lo "chạy tội" cho Năm Cam khi bị tập trung giáo dục cải tạo thời điểm 1995-1997. Đến năm 2000, ông Hạnh còn đến dự buổi tiệc sinh nhật con gái Trần Văn Thuyết tại khách sạn Daewoo - Hà Nội… Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa ông Hạnh và các bị can nói trên là liên tục thân thiết và trong một thời gian dài. Đồng thời còn thể hiện các việc làm sai trái, thiên lệch một cách tùy tiện của ông Trần Mai Hạnh, rõ ràng xuất phát từ động cơ cá nhân chứ không phải là làm theo chức năng thông thường của cơ quan báo chí.

Để thực hiện ý đồ gây áp lực bằng dư luận, công luận như nói ở trên, buộc các cơ quan bảo vệ pháp luật phải tha Trương Văn Cam, Thuyết đã nhờ ông Hạnh đăng đơn của bà kêu oan cho chồng là Trương Văn Cam trên báo, nhờ ông Hạnh vừa có công văn hỏi cơ quan pháp luật và vừa đăng việc đó trên báo. Thực tế, ông Trần Mai Hạnh với danh nghĩa là Tổng biên tập báo Nhà báo và Công luận đã cho đăng 2 bài báo theo yêu cầu của Thuyết (bài "Về đơn khiếu nại của bà Phan Thi Trúc" và bài "VKSND Tối cao kiến nghị về trường hợp tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam"). Đồng thời, dưới danh nghĩa Hội nhà báo Việt Nam, ông Trần Mai Hạnh đã trực tiếp ký 2 văn bản số 333/HNB ngày 1/2/1996 gửi ông Phạm Sỹ Chiến - Phó viện trưởng VKSND Tối cao - đề nghị xem xét đơn của , và văn bản số 703/HNB ngày 26/10/1996 đề nghị VKSND Tối cao cho biết quan điểm và kết quả việc xem xét đơn của .

Trần Văn Thuyết khai: Năm 1995 Thuyết dẫn Hiệp đến nơi làm việc của ông Hạnh đặt vấn đề nhờ đăng tải đơn của bà kêu oan cho Trương Văn Cam lên báo chí, ông Hạnh đồng ý. Kết quả ông Hạnh đã cho đăng đơn 2 kỳ, ký công văn gửi các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết đơn của bà như nói ở trên, và đăng tinh thần nội dung công văn số 1333 kiến nghị hủy bỏ quyết định tập trung giáo dục cải tạo đối với Năm Cam của VKSND Tối cao gửi Bộ Nội vụ. Trong các bài báo trên, ông Hạnh đã đưa ra các kết luận, nhận xét có tính chất khẳng định "sai phạm nghiêm trọng” trong việc tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam, chứ không phải chỉ có tính chất đưa tin, chuyển đơn. Lý lẽ mà hai bài báo đó nêu ra rất dễ làm cho người đọc tin là có thật.

Ngày 26 và 29/7/2002, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm việc với ông Trần Mai Hạnh về việc Thuyết và Hiệp đặt vấn đề nhờ xem xét việc đăng tải trên báo Nhà báo và công luận về đơn kêu oan cho Trương Văn Cam do đứng tên. Khi được hỏi về các kết luận trong các bài báo nói trên thì ông Trần Mai Hạnh khai không cử cán bộ đi xác minh, thu thập tài liệu; không nghiên cứu kết luận ngày 29/5/1989 của Hội đồng Nhà nước về việc tiếp tục thực hiện tập trung cải tạo theo nghị quyết 49/NQTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/6/1961 mà lại đăng báo; khẳng định việc Bộ Nội vụ bắt Trương Văn Cam đi tập trung giáo dục cải tạo năm 1995 là vi phạm thủ tục xét duyệt, mà không xác minh trao đổi với Bộ Nội vụ. Ông Hạnh chỉ căn cứ vào đơn của bà mà đăng báo khẳng định không có tài liệu nào phản ánh Trương Văn Cam đã từng bị xử lý giáo dục cả về hành chính và hình sự, khẳng định ông Nguyễn Hữu Ngọc (cán bộ Cục Cảnh sát hình sự) thu giữ, sử dụng điện thoại di động của gia đình Trương Văn Cam gây thiệt hại gần 20 triệu đồng. Ông Hạnh thừa nhận việc đó là tùy tiện.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 136
Age : 34
Đến từ : TP Phan Rang Thap Cham _ Ninh Thuan
Registration date : 22/01/2008

http://teenphanrang.good.to

Về Đầu Trang Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^. Empty Re: Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Bài gửi by Admin 23/1/2008, 10:32 pm

Bị can Tôn Vĩnh Đắc (Long "Đầu Đinh") khai: năm 1995-1996 chở ông Hạnh 2 lần từ nhà Thuyết về cơ quan và nhà riêng của ông Hạnh tại ngõ 101F15 Thái Hà, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

- Về việc Trần Văn Thuyết và Dương Ngọc Hiệp khai đưa tài sản và tiền cho ông Trần Mai Hạnh như sau:

+ Thuyết và Hiệp khai đã đưa cho ông Mai Hạnh một đồng hồ Omega như sau: Năm 1996, Dương Ngọc Hiệp lấy chiếc đồng hồ Rolex trị giá 5.000 USD của Năm Cam, cùng đi với Thuyết bằng xe ôtô của Thuyết đến cơ quan của ông Hạnh. Đeo thử thấy to, ông Hạnh thích chiếc Omega của Thuyết đang đeo trên tay hơn. Do đó, ông Hạnh đã lấy chiếc Omega của Thuyết (trị giá 2.500 USD), còn Thuyết lấy chiếc đồng hồ Rolex của Hiệp để sử dụng. Việc này cả Thuyết và Hiệp đều biết.

+ Dương Ngọc Hiệp và Trần Văn Thuyết khai đưa tiền cho ông Hạnh 4 lần cụ thể là:

Lần thứ nhất:Tại nhà riêng của Trần Văn Thuyết, ông Hạnh đến ăn cơm trưa, trước khi ông Hạnh về Thuyết có chuẩn bị một phong bì 1.000 USD, loại 100 USD, Hiệp có biết và còn kiểm tra xem có đúng 1.000 USD không. Thuyết đưa cho Hiệp và Hiệp đưa cho ông Hạnh, Thuyết khai có biết việc này. Thời gian này theo Thuyết khai là thời gian gia đình Hiệp chuyển đơn để nhờ ông Hạnh đăng báo.

Lần thứ hai:Cách lần 1 khoảng 1 tháng, tại nhà Trần Văn Thuyết, chỉ có Hiệp, Thuyết và ông Hạnh. Thuyết chuẩn bị một phong bì bên trong bỏ 1.000 USD (loại 100 USD). Hôm đó, ông Hạnh đến nhà Thuyết ăn cơm trưa, khi ăn xong ông Hạnh ra về, Hiệp chạy theo bỏ phong bì có 1.000 USD vào túi áo vest của ông Hạnh (Thuyết khai thời điểm này là sau khi ông Hạnh cho đăng báo kêu oan của cho Năm Cam).

Lần thứ ba:Tại phòng làm việc của ông Hạnh, thời gian Hiệp không nhớ, có Hiệp và Thuyết với ông Hạnh. Thuyết chuẩn bị phong bì có bỏ 1.000 USD, Hiệp có nhìn thấy, Thuyết đưa cho ông Hạnh.

Lần thứ tư:Khi báo đăng kiến nghị của VKSND Tối cao đề nghị trả tự do cho Năm Cam thì Thuyết nói Hiệp chuẩn bị phong bì Hiệp có bỏ vào 3.000 USD (Hiệp chuẩn bị phong bì), Hiệp và Thuyết đến cơ quan của ông Hạnh bằng xe của Thuyết. Đến cơ quan ông Hạnh, Thuyết đã đưa phong bì này cho ông Hạnh, việc này có Hiệp chứng kiến.

Ngoài ra, Hiệp còn khai năm 1996, ông Hạnh sửa nhà, ông Hạnh hỏi mượn Thuyết 20 cây vàng, nhưng Thuyết không có, Thuyết hỏi Hiệp mượn 10.000 USD để đưa cho ông Hạnh mượn. Thuyết đã đưa tiền này cho ông Hạnh, theo Thuyết khai thì ông Hạnh đã trả Thuyết số tiền này, song khi ông Hạnh sửa nhà lần 2 thì ông có hỏi vay Thuyết 140 triệu đồng. Thuyết lấy 100 triệu trước đây chưa trả Hiệp (10.000 USD) và mượn 40 triệu đồng đưa cho ông Hạnh, ông Hạnh đã trả Thuyết 40 triệu đồng. Hiệp có hỏi Thuyết 2 lần số tiền trên nhưng Thuyết nói là chưa có, đến khi Hiệp bị bắt thì Thuyết chưa trả Hiệp số tiền trên.

Thuyết còn khai: Năm 1996, Thuyết đặt vấn đề lắp cho ông Hạnh một dàn máy nghe nhạc cho ông Hạnh nhưng đến năm 1999 thì Thuyết mới lắp (dàn máy gồm 1 tivi 21 in, một đầu video, một âm ly, hai loa thùng là loại hàng của Nhật), Thuyết khai là tiền của Thuyết vì năm 1997 Năm Cam đã được tha.

Mặc dù, ông Hạnh không thừa nhận đã nhận tiền, đồng hồ Omega, dàn máy nghe nhạc của Thuyết và Hiệp nhưng việc Thuyết và Hiệp khai đưa tiền cho ông Hạnh 4 lần thì đều có Hiệp và Thuyết. Khi Hiệp đưa tiền thì Thuyết chứng kiến hoặc khi Thuyết đưa tiền thì Hiệp chứng kiến trực tiếp. Việc đưa chiếc đồng hồ Omega có cả Hiệp và Thuyết trực tiếp đưa, chứng cứ này là chấp nhận được. Việc đưa, nhận hối lộ này lại phù hợp với những việc làm mà ông Hạnh đã làm cho Thuyết và Hiệp - làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ (ông Hạnh cho đăng 2 bài báo trên và có 2 công văn hỏi VKSND Tối cao về việc của Năm Cam), do đó có căn cứ xác định.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 136
Age : 34
Đến từ : TP Phan Rang Thap Cham _ Ninh Thuan
Registration date : 22/01/2008

http://teenphanrang.good.to

Về Đầu Trang Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^. Empty Re: Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Bài gửi by Admin 23/1/2008, 10:32 pm

Bị can Trần Văn Thuyết và Dương Ngọc Hiệp khai năm 1996, Thuyết bàn với Hiệp định mua cho ông Hạnh một dàn máy nghe nhạc loại của Nhật gồm 1 tivi 21 in, 1 âm ly, 1 đầu CD, 1 đầu video, 2 cặp loa trị giá 3.000 USD, nhưng do ông Hạnh nói đang định sửa nhà nên đến năm 1999 Thuyết mới lắp đặt dàn máy này cho ông Hạnh tại phòng ngủ tầng 2 nhà ông Hạnh ở Thái Hà - Hà Nội. Nguồn tiền mua dàn máy nghe nhạc nói trên, Thuyết đã nói rõ cho ông Hạnh biết là nguồn tiền của Hiệp đưa cho Thuyết. Khi Thuyết đem dàn máy trên ráp tại nhà ông Hạnh, có vợ ông Hạnh là bà Kim Anh biết.

Năm 1996, bị can Dương Ngọc Hiệp lấy chiếc đồng hồ Rolex của Trương Văn Cam sử dụng (do người bạn của Trương Văn Cam cho) trị giá 5.000 USD cùng với Thuyết đi xe ô tô của Thuyết do Thuyết lái đến cơ quan của ông Hạnh để đưa cho ông Hạnh là có thật. Nhưng ông Hạnh không lấy chiếc đồng hồ Rolex mà ông Hạnh lại thích chiếc đồng hồ Omega của Thuyết đang đeo ở tay và ông Hạnh lấy chiếc đồng hồ Omega (trị giá 2.500 USD) của Thuyết để sử dụng, còn chiếc đồng hồ Rolex thì Thuyết sử dụng (việc này cả bị can Trần Văn Thuyết và Dương Ngọc Hiệp đều biết và đều khai nhận hoàn toàn khớp với nhau).

Năm 1996, ông Hạnh hỏi mượn Thuyết 20 lượng vàng để mua nhà, Thuyết nói với Hiệp cho mượn 10.000 USD để đưa cho ông Hạnh sử dụng, cuối năm 1996, ông Hạnh đưa lại cho Thuyết. Năm 1999 gia đình ông Hạnh sửa nhà, ông Hạnh hỏi vay Thuyết vay 140 triệu, Thuyết sử dụng 100 triệu còn lại của Hiệp trước đây mà Thuyết chưa trả và Thuyết bỏ ra thêm 40 triệu đồng là 140 triệu đồng. Hiện nay ông Hạnh đã trả Thuyết 40 triệu, còn thiếu 100 triệu (nguồn tiền này Thuyết khai của Dương Ngọc Hiệp).

Ngày 29/6/2002, bị can Trần Văn Thuyết và ngày 29/5/2002 bị can Dương Ngọc Hiệp khai trong hai năm 1995 và 1996, Hiệp đưa cho ông Hạnh 2 lần tiền tại nhà riêng của Thuyết (91 Nguyễn Thái Học, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội), mỗi lần 1.000 USD. Việc chuẩn bị phong bì này do Thuyết làm, Hiệp có biết. Khi Hiệp đưa phong bì cho ông Hạnh, có Thuyết chứng kiến. Và 2 lần đưa tiền cho ông Hạnh tại cơ quan làm việc của ông Hạnh, Hiệp chuẩn bị phong bì 1.000 USD và 3.000 USD, khi Thuyết đưa 2 phong bì trên cho ông Hạnh thì có Hiệp chứng kiến.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 136
Age : 34
Đến từ : TP Phan Rang Thap Cham _ Ninh Thuan
Registration date : 22/01/2008

http://teenphanrang.good.to

Về Đầu Trang Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^. Empty Re: Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Bài gửi by Admin 23/1/2008, 10:32 pm

Ngày 26 đến 29/7/2002, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an làm việc với ông Hạnh, ông Hạnh không thừa nhận việc nhận tiền và vật chất như lời khai của Thuyết và Hiệp, ông Hạnh chỉ nhận 2 bộ đồ vest mới và quần áo sơmi, một số bộ đầm cho vợ ông Hạnh (ông Hạnh không biết giá trị Thuyết mua là bao nhiêu).

Khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hỏi ông Trần Mai Hạnh về kết luận của Hội nghị lần thứ sáu khóa IX - Ban chấp hành Trung ương là ông Hạnh "đã sử dụng chức quyền và báo chí để liên tục đưa ra công luận nhiều thông tin thiếu trách nhiệm, không trung thực, sai sự thật, có trường hợp vi phạm luật báo chí nhằm chạy tội cho Trương Văn Cam và có quan hệ trực tiếp trong thời gian dài với một số phần tử xấu". Ông Hạnh đã trả lời: “Tôi không hiểu sâu sắc về pháp luật, theo tài liệu của VKSND Tối cao, tôi không lợi dụng thông tin để gỡ tội cho Trương Văn Cam, việc quan hệ với phần tử xấu chỉ có Trần Văn Thuyết còn các phần tử khác là không, khẳng định việc đưa tin không đúng sự thật, vi phạm luật báo chí là đúng”.

Mặc dù đến nay, ông Hạnh không thừa nhận việc Thuyết và Hiệp đưa tiền, tài sản cho ông như trình bày ở trên, ông Hạnh chỉ khai nhận có nhận 2 bộ đồ vest mới và quần áo sơmi, một số bộ đầm cho vợ ông Hạnh. Nhưng qua lời khai của bị can Trần Văn Thuyết ngày 29/6/2002 và của bị can Tôn Vĩnh Đắc, cùng với bức ảnh ông Hạnh chụp chung với các bị can có cơ sở để khẳng định việc ông Hạnh quan hệ thân thiết lâu dài với các đối tượng "chạy tội" cho Trương Văn Cam là có thật. Điều đó phù hợp với việc làm tùy tiện quá sốt sắng, thậm chí cả việc vi phạm luật báo chí để đáp ứng ý đồ của gia đình Trương Văn Cam và Trần Văn Thuyết là phải sử dụng báo chí nhằm để gây áp lực - sức ép đối với Cơ quan chức năng trong việc đưa Trương Văn Cam đi tập trung cải tạo. Từ việc đánh giá tổng hợp tất cả các tài liệu nói trên cho thấy: Việc bị can Thuyết và Hiệp khai có đưa 8.500 USD và dàn máy nghe nhạc của Nhật trị giá 3.000 USD cho ông Hạnh là có cơ sở.

Các hành vi trên của ông Trần Mai Hạnh đã phạm vào tội nhận hối lộ, tội danh được quy định tại điều 279 BLHS. Việc sử dụng báo chí để bảo vệ cho một tên cầm đầu băng nhóm tội phạm rất nguy hiểm là Trương Văn Cam, rõ ràng đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng trong xã hội, do đó cần thiết phải được xử lý nghiêm khắc trước pháp luật đối với ông Trần Mai Hạnh để có tác dụng răn đe giáo dục chung. Đồng thời, góp phần củng cố và phát huy chức năng quan trọng của báo chí trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn kỷ cương pháp luật.

Đối với công văn 1333 ngày 19/8/1996 của VKSND Tối cao gửi Bộ Nội vụ kiến nghị hủy bỏ quyết định tập trung giáo dục cải tạo đối với Năm Cam của UBND TP HCM là tài liệu mật nhưng ông Hạnh lại cho đăng tinh thần nội dung công văn trên lên báo chí, ông Hạnh thừa nhận việc đó là vi phạm luật báo chí. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu ông Hạnh trình bày về việc ai là người đi thu thập nội dung công văn trên, ai là người ở VKSND Tối cao cung cấp công văn số 1333 thì ông Hạnh không trả lời được và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc này (vì công văn của VKSND Tối cao trả lời ông Hạnh không nêu cụ thể nội dung văn bản số 1333, trong khi đó bài báo lại nêu rất chi tiết văn bản này).

Hành vi trên của ông Trần Mai Hạnh đã phạm vào tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội danh được quy định tại điều 286 BLHS
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 136
Age : 34
Đến từ : TP Phan Rang Thap Cham _ Ninh Thuan
Registration date : 22/01/2008

http://teenphanrang.good.to

Về Đầu Trang Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^. Empty Re: Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Bài gửi by Admin 23/1/2008, 10:33 pm

b. Trần Văn Thuyết đưa cho ông Phạm Sỹ Chiến, nguyên phó viện trưởng VKSND Tối cao 3.000 USD và 1 dàn máy nghe nhạc của Nhật trị giá 3.000 USD

Ngoài việc thông qua ông Hạnh để sử dụng phương tiện báo chí can thiệp cho Trương Văn Cam, Trần Văn Thuyết đã gặp Nguyễn Thập Nhất để quan hệ với một số cán bộ lãnh đạo của VKSND Tối cao, trong đó có ông Phạm Sỹ Chiến, Phó viện trưởng VKSND Tối cao. Kết quả điều tra, ngoài lời khai của Thuyết, Nguyễn Thập Nhất, Hiệp "Phò Mã", Long "Đầu Đinh" và anh Thông (lái xe cho Thuyết), Cơ quan điều tra còn thu được một số bức ảnh thể hiện rất rõ mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với các đối tượng tham gia trực tiếp vào việc "chạy" cho Trương Văn Cam thoát khỏi việc xử lý của pháp luật, cụ thể như sau:

Trong khi khám xét nhà ở của bị can Trần Văn Thuyết ở Hà Nội và bị can Tôn Vĩnh Đắc ở TP HCM, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an có thu giữ được một số tấm ảnh, trong đó có ảnh ông Phạm Sỹ Chiến (Phó viện trưởng VKSND Tối cao) chụp chung với một số đối tượng trong vụ án Năm Cam như Trần Văn Thuyết, vợ chồng ông Hạnh, Tôn Vĩnh Đắc, Dương Ngọc Hiệp, Nguyễn Thập Nhất. Một tấm ảnh khác chụp có bà Phạm Thị Chức (vợ ông Chiến), ông Phạm Sỹ Chiến, anh Vũ Văn Mão (lái xe cho Thuyết), vợ chồng anh Thành (giám đốc khách sạn Mai Anh). Tấm ảnh này được chụp tại bữa tiệc sinh nhật con gái của Thuyết là Trần Thị Hiền năm 2000 tại khách sạn Daewoo - Hà Nội. Điều đó, chứng tỏ trong thời gian Trương Văn Cam đang tập trung cải tạo và sau khi được tha thì ông Chiến vẫn có quan hệ thân thiết, chặt chẽ với nhóm "chạy tội" cho Trương Văn Cam.

Xem xét lại việc chỉ đạo thẩm tra và ra kiến nghị huỷ bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam của ông Phạm Sỹ Chiến có diễn biến như sau:

Tháng 6/1995, sau khi bàn bạc với Nguyễn Thập Nhất về việc quan hệ với các cơ quan pháp luật ở trung ương để lo chạy giúp Năm Cam được tha, thoát khỏi tập trung cải tạo và không bị truy tố trước pháp luật. Nhất dẫn Thuyết và Hiệp "Phò Mã" đến nhà riêng của ông Phạm Sỹ Chiến tại An Dương, Yên Phụ, Hà Nội. Thuyết giới thiệu với ông Chiến xem xét giúp đỡ đơn khiếu nại bị tập trung cải tạo oan cho Năm Cam do bà đứng tên. Ông Chiến hướng dẫn cho Thuyết là không tiếp nhận giải quyết đơn ở nhà riêng, yêu cầu gửi đơn cho các vụ nghiệp vụ của VKSND Tối cao xem xét và đề xuất. Sau đó, Thuyết, Nhất đã hướng dẫn cho Hiệp viết đơn khiếu nại Năm Cam bị tập trung cải tạo oan, do bà đứng tên gửi VKSND Tối cao qua đường bưu điện.

Sau khi VKSND Tối cao nhận được khiếu nại của , ông Chiến đã giao và chỉ đạo Vụ kiểm sát điều tra án trị án - TAND Tối cao thẩm tra xác minh. Đến ngày 6/10/1995, ông Phạm Sỹ Chiến đã ký công văn số 1597 gửi lãnh đạo Bộ Nội vụ đề nghị chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra cung cấp cho VKSND Tối cao: Lý do Năm Cam bị bắt, tài liệu về hành vi phạm pháp của Năm Cam, thành phần xét duyệt tập trung cải tạo và thủ tục bắt giam Năm Cam.

Đến ngày 25/10/1995, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Bộ Nội vụ đã có công văn số 2457 phúc đáp công văn nói trên của VKSND Tối cao, nội dung văn bản này thể hiện rất chi tiết nội dung: Việc bắt tập trung giáo dục cải tạo đối với Trương Văn Cam là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; việc tập trung Năm Cam là đúng thủ tục đúng đối tượng, được nhân dân TP HCM và công luận rất hoan nghênh, đồng tình ủng hộ.

Ngày 13/2/1996, ông Phạm Sỹ Chiến chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Bộ Nội vụ để bàn giải quyết đơn khiếu nại của cho Năm Cam và để trả lời báo Nhà báo và công luận, Đài truyền hình Việt Nam. Tại cuộc họp này, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã nêu tóm tắt tình hình về việc tập trung cải tạo Năm Cam thể hiện có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiên quyết đấu tranh với Năm Cam, một đối tượng rất nguy hiểm cho an ninh trật tự xã hội. Cũng tại cuộc họp này, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã quyết định cho Cơ quan Cảnh sát điều tra chuyển ba tập hồ sơ tài liệu: Tập hồ sơ về việc tập trung cải tạo Năm Cam đến VKSND Tối cao để nghiên cứu trao đổi xem xét có cơ sở khởi tố để xử lý hình sự đối với Năm Cam hay không?
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 136
Age : 34
Đến từ : TP Phan Rang Thap Cham _ Ninh Thuan
Registration date : 22/01/2008

http://teenphanrang.good.to

Về Đầu Trang Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^. Empty Re: Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Bài gửi by Admin 23/1/2008, 10:35 pm

Sau khi nghiên cứu hồ sơ do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ chuyển đến, Vụ kiểm sát điều tra án trị án - VKSND Tối cao có báo cáo ông Phạm Sỹ Chiến, được ông Chiến cho ý kiến: Căn cứ tập trung cải tạo không có cơ sở, không đúng đối tượng, gợi ý để họ báo cáo lãnh đạo xem xét hủy quyết định tập trung cải tạo, nếu cứ cho là đúng là VKSND Tối cao có văn bản kiến nghị.

Đến ngày 11/4/1996, ông Trần Thanh Phong, Vụ trưởng Vụ kiểm sát điều tra án trị án VKSND Tối cao chủ trì cuộc họp với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ. Nội dung cuộc họp thể hiện quan điểm của Vụ kiểm sát điều tra án trị an là: Việc tập trung cải tạo Năm Cam với các tài liệu có trong hồ sơ là chưa đúng tiêu chuẩn, thủ tục xét duyệt chưa đúng, không thông qua Hội đồng tư vấn. Nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ vẫn khẳng định quan điểm của mình: Việc tập trung cải tạo Năm Cam là có căn cứ theo đúng nghị quyết số 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thủ tục. Vì Hội đồng tư vấn chỉ là một bộ phận giúp việc cho chủ tịch UBND tỉnh, thành phố về việc xét duyệt tập trung cải tạo chứ không phải là cấp xét duyệt.

Sau cuộc họp này do không thống nhất quan điểm với Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ nên Vụ kiểm sát điều tra án trị an - VKSND Tối cao đã có văn bản số 598 ngày 6/5/1996 gửi lãnh đạo Cục cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ nêu rõ: "Quyết định tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam là chưa đủ cơ sở và không đúng thủ tục, chúng tôi cần báo cáo với lãnh đạo VKSND Tối cao và lãnh đạo Bộ Nội vụ để hủy quyết định tập trung cải tạo ngày 20/5/1995 của UBND TP HCM đối với Năm Cam". Trong văn bản này còn cho rằng, sau khi tập trung cải tạo Trương Văn Cam rồi mới đi thu thập tài liệu về tội phạm của Trương Văn Cam là không đúng nguyên tắc pháp luật. Ngày 30/5/1996, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ đã có công văn số 603/P2 gửi đến Vụ kiểm sát điều tra án trị án nêu rõ: Tập tài liệu thứ hai, thứ ba chuyển đến VKSND Tối cao là để tham khảo ý kiến của các ông trước khi quyết định khởi tố vụ án chứ không phải bổ sung cho hồ sơ tập trung cải tạo Năm Cam và khẳng định việc tập trung cải tạo Năm Cam là cần thiết và tiến hành theo đúng nghị quyết số 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc này Tổng cục Cảnh sát - Bộ Nội vụ đã có công văn số 2457 ngày 25/10/1995 gửi đến ông Viện trưởng VKSND Tối cao (đến nay ông Chiến và một số cán bộ của VKSND Tối cao có liên quan đến việc này nói là chưa biết văn bản số 2457 nói trên là rất vô lý. Bởi vì, nếu không thấy công văn này tại sao không yêu cầu cơ quan điều tra cung cấp).

Ngày 14/8/1996, Vụ kiểm sát điều tra án trị an - VKSND Tối cao có công văn số 1134 gửi ông cục trưởng cục cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ để gửi bản dự thảo kiến nghị hủy bỏ tập trung cải tạo đối với Năm Cam để Cục cảnh sát điều tra báo cáo với lãnh đao Bộ Nội vụ cho ý kiến về nội dung bản kiến nghị này. Sau khi báo cáo ý kiến Bộ trưởng Bộ Nội vụ về dự thảo kiến nghị nói trên của VKSND Tối cao, ngày 6/9/1996, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Nội vụ đã có văn bản số 210/P2 phúc đáp công văn số 1134 nói trên, tiếp tục khẳng định: Việc tập trung cải tạo Năm Cam có sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là cần thiết và đúng với Nghị quyết số 49 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Ngày 18/9/1996, ông Phạm Sỹ Chiến đã ký văn bản số 1333/KSĐT - TA để kiến nghị ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ hủy bỏ quyết định tập trung cải tạo số 73 ngày 20/5/1995 của UBND TP HCM đối với việc tập trung cải tạo Trương Văn Cam (cần lưu ý là văn bản số 1333 đóng dấu “mật” và chỉ sao gửi cho Văn phòng Quốc Hội, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ. Hiện nay chưa làm rõ được vì sao ông Hạnh lại có văn bản này để đăng báo). Đến ngày 30/11/1996, ông Chiến lại tiếp tục có công văn số 1734 gửi lãnh đạo Bộ Nội vụ nhắc và đôn đốc Bộ Nội vụ về công văn số 1333 của VKSND Tối cao, nội dung nêu rõ: VKSND Tối cao đã có kiến nghị đến nay đã trên 2 tháng chưa có phúc đáp, đề nghị Bộ trưởng cho biết ý kiến về kiến nghị trên. Ngày 26/12/1996, Bộ Nội vụ có văn bản số 1117 gửi Viện trưởng VKSND Tối cao phúc đáp kiến nghị số 1333 với nội dung khẳng định: Trương Văn Cam là một đối tượng rất nguy hiểm đến an ninh trật tự; bắt tập trung cải tạo đảm bảo tiêu chuẩn; đúng đối tượng, không có căn cứ để hủy bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam. Từ sau công văn 1117 nói trên của Bộ Nội vụ thì ông Chiến không có văn bản nào gửi Bộ Nội vụ nói về việc hủy quyết định tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam. Đến ngày 13/5/1997, Văn phòng Chính phủ có công văn số 2336/NC gửi đến ông Phạm Sỹ Chiến đề nghị có ý kiến chính thức về đơn khiếu của , ngày 22/5/1997 ông Chiến ký công văn số 765- KSĐT -TA phúc đáp công văn 2336/NC của Văn phòng Chính phủ nêu rõ: VKSND Tối cao vẫn giữ quan điểm như nêu trong bản kiến nghị số 1333 ngày 18/9/1996. Qua đó cho thấy ông Chiến đã chỉ đạo can thiệp quyết liệt đối với việc tập trung cải tạo một tên trùm lưu manh là Trương Văn Cam, làm ngơ trước các tài liệu quan trọng do Thủ tướng chỉ đạo và nhiều công văn và tài liệu của Cơ quan chức năng trao đổi (phải chăng, tất cả những cái đó không đáng tin cậy bằng “lời kêu cứu” của vợ con tên trùm lưu manh hay sao). Tại buổi làm việc ngày 26/6/2002, do Ủy Ban kiểm tra Trung ương tổ chức (có lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra và điều tra viên cùng dự) ông Chiến đã thừa nhận: Đến nay thấy tài liệu (1995) để tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam là quá đủ (có khi còn thừa) và nếu ông Chiến biết được công văn số 2457 của Bộ Nội vụ có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì ông Chiến đã không ký bản kiến nghị số 1333 đề nghị hủy bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam. Nghĩa là khi đó ông Chiến chưa nắm được đầy đủ thông tin về Trương Văn Cam.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 136
Age : 34
Đến từ : TP Phan Rang Thap Cham _ Ninh Thuan
Registration date : 22/01/2008

http://teenphanrang.good.to

Về Đầu Trang Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^. Empty Re: Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Bài gửi by Admin 23/1/2008, 10:36 pm

Bị can Trần Văn Thuyết khai: Trong việc nhờ ông Chiến xem xét giải quyết đơn kêu oan cho Trương Văn Cam của bà Trúc (thời điểm 1995), Thuyết đã dẫn Hiệp đến nhà ông Chiến hai lần và nhận hai lần tiền của Hiệp tại số 91 Nguyễn Thái Học, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội là 6.000 USD. Thuyết sử dụng như sau: Vào cuối năm 1995, sau khi ông Chiến nhận lời giúp giải quyết đơn khiếu nại của gia đình Trương Văn Cam thì Thuyết đặt vần đề với ông Chiến là “hôm nào em lắp cho anh một dàn máy nghe nhạc”, ông Chiến nói lại “nếu có điều kiện thì lắp cho anh” (Thuyết nói rõ nguồn tiền này là của Dương Ngọc Hiệp). Sau đó Thuyết xuống Hải phòng mua một dàn máy nghe nhạc loại của Nhật gồm một tivi, một đầu vidéo, một dàn đĩa CD, một âm ly, một cặp loa trị giá 3.000 USD (ba nghìn đôla Mỹ) mang về biếu ông Chiến. Thuyết đã dùng xe ôtô của Thuyết do anh Trần Duy Thông điều khiển chở dàn máy nghe nhạc này và lắp đặt tại tầng 3 nhà ông Chiến ở bãi An Dương, phường Yên Phụ, Hà Nội, trong khi lắp ráp chỉ có bà Chức vợ ông Chiến ở nhà. Sau khi lắp dàn máy trên cho gia đình ông Chiến, Thuyết không lấy tiền của gia đình ông Chiến.

Ngoài ra, Thuyết khai Tết năm 1995-1996, Thuyết và Hiệp đến chúc Tết gia đình ông Chiến bằng xe gắn máy, Thuyết chuẩn bị một túi quà gồm rượu, trái cây và phong bì 10 triệu đồng tiền Việt Nam (trị giá khoảng 1.000 USD). Thuyết trực tiếp đưa túi quà trên cho bà Phạm Thị Chức để biếu ông Chiến (ông Chiến không có nhà).

Tết năm 1996-1997, Thuyết đi một mình đến chúc Tết gia đình ông Chiến, gặp ông Chiến ở nhà. Thuyết đã đưa cho ông Chiến một túi quà gồm rượu, thực phẩm, trái cây, một cành đào và phong bì 10 triệu đồng, tổng trị giá 1.500 USD. Còn lại 500 USD, Thuyết sử dụng cá nhân.

Ngoài ra, ngày 30 Tết nguyên đán 1996, vợ chồng ông Chiến đến nhà Thuyết (91 Nguyễn Thái Học) ăn tất niên và 3 lần ông Chiến đi ăn cơm với Thuyết, Hiệp, Long "Đầu Đinh" (một lần có mặt ) tại quán cơm niêu niêu đường Điện Biên Phủ, Hà Nội; quán Kỳ Hưng đường Yên Phụ; 1 lần tại nhà Nguyễn Thập Nhất).

- Trần Duy Thông khai: Vào khoảng cuối năm 1995, Thông có chở Thuyết bằng xe ôtô của Thuyết đem một bộ dàn máy đến lắp ráp cho ông Chiến tại nhà riêng ở An Dương, Tây Hồ, Hà Nội. Cụ thể việc lắp ráp như thế nào thì Thông không được chứng kiến.

- Bị can Nguyễn Thập Nhất khai: Thông qua Phạm Hùng Cường, thư ký của ông Lê Thanh Đạo, Nhất biết ông Chiến có trách nhiệm giải quyết đơn của bà Trúc; biết giữa VKSND Tối cao và Bộ Nội vụ chưa thống nhất quan điểm về việc đưa Trương Văn Cam đi tập trung giáo dục cải tạo. Nhất biết việc này và báo lại cho Thuyết biết. Vào năm 1996, Nhất đưa Thuyết đến nhà ông Chiến hai lần để giới thiệu Thuyết chạy lo cho Trương Văn Cam. Ngoài ra, Nhất có nghe Thuyết nói lại là trong việc lo chạy tội cho Trương Văn Cam, Thuyết có mua cho ông Chiến một dàn máy nghe nhạc.

- Bị can Dương Ngọc Hiệp khai: Trong thời gian lo chạy tội cho Trương Văn Cam (năm 1995), Nguyễn Thập Nhất và Trần Văn Thuyết đã dẫn Hiệp đến nhà ông Phạm Sỹ Chiến hai lần để nhờ ông Chiến xem xét, giúp đỡ, giải quyết đơn kêu oan cho Trương Văn Cam của bà , Hiệp đã đưa cho Thuyết hai lần tiền (6.000 USD) tại 91 Nguyễn Thái Học, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội. Sau đó Hiệp được Thuyết cho biết đã sử dụng số tiền trên như sau:

+ Cuối năm 1995, Thuyết bàn với Hiệp mua cho ông Chiến một dàn máy nghe nhạc được Hiệp đồng ý. Sau khi tự mua và lắp ráp xong cho ông Chiến một dàn máy, Thuyết có nói lại cho Hiệp nghe tại nhà riêng của Thuyết.

+ Tết năm 1995-1996, Hiệp cùng với Thuyết có đến chúc Tết gia đình ông Chiến bằng xe gắn máy, chỉ gặp bà Chức ở nhà, Hiệp có thấy Thuyết đưa cho bà Chức một túi quà, còn trị giá túi quà là bao nhiêu, Hiệp không biết. Lời khai này phù hợp với lời khai của Thuyết.

- Bị can Tôn Vĩnh Đắc khai: Trong năm 1996, có một vài lần Long thấy ông Chiến, Thuyết và Hiệp ngồi bàn công việc tại nhà riêng của Thuyết. Còn nội dung như thế nào, Long không biết. Năm 1996, tại nhà riêng của Thuyết, Long nghe Thuyết nói với Hiệp “ông Chiến nói chờ kết quả họp 3 ngành để đưa Trương Văn Cam đi tập trung giáo dục cải tạo ở Vĩnh Phúc”. Lời khai của Long đầu đinh phù hợp với lời khai của Thuyết và Hiệp và đúng với thực tế bởi vì khi đó Trương Văn Cam đang bị tạm giam tại Trại T16 Bộ Nội vụ để phục vụ công tác khai thác, làm rõ hành vi tổ chức đánh bạc.

- Bà Phạm Thị Chức khai: Việc nhờ Thuyết mua dàn máy nghe nhạc là do Phạm Thị Hòa (con gái bà Chức đang du học tại Anh) đặt vấn đề với Thuyết. Sau khi Thuyết đem dàn máy đến lắp ráp cho gia đình thì bà Chức trả cho Thuyết khoảng 6-7 triệu đồng (bà Chức không nhớ cụ thể là bao nhiêu). Việc bà Chức thanh toán tiền cho Thuyết không có ai biết. Khi Cơ quan Điều tra Bộ Công an hỏi “dàn máy trên hiện nay để ở đâu” thì bà Chức khai “mất hết, chỉ còn lại một chiếc tivi 21 in” do chuyển nhà; lúc thì khai “hiện vẫn còn đầy đủ dàn máy trên, để ở nhà” (tổ 28, cụm 4, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội).

Ngoài ra bà Chức không thừa nhận việc Tết năm 1995-1996, Thuyết và Hiệp đến chúc Tết gia đình như trình bày ở trên.

Lời khai trên của bà Chức không thống nhất, lời khai trước mâu thuẫn với lời khai sau. Qua đó chứng minh lời khai của bà Chức không trung thực nên không có cơ sở để tin cậy.

- Ông Phạm Sỹ Chiến khai: Sau khi Trương Văn Cam bị bắt (tháng 12/2001), ông Chiến đã kiểm tra, nghiên cứu tài liệu có trong hồ sơ do Bộ Nội vụ cung cấp cho VKSND Tối cao về Trương Văn Cam năm 1995. Ông Chiến đã thừa nhận việc Bộ Nội vụ bắt Trương Văn Cam đi tập trung cải tạo là đúng đối tượng, việc VKSND Tối cao ra kiến nghị số 1333 ngày 18/9/1996 đề nghị Bộ Nội vụ hủy bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam là không đúng. Theo ông Chiến với tài liệu về Trương Văn Cam năm 1995, do tổ công tác 63 của VKSND Tối cao kiểm tra thì có đủ căn cứ khởi tố hình sự đối với Trương Văn Cam để xử lý trước pháp luật chứ không phải chỉ đưa Trương Văn Cam đi tập trung cải tạo.

Ông Chiến khai việc giải quyết đơn khiếu nại của bà năm 1995 kêu oan cho Trương Văn Cam, ông Chiến đã giao cho Vụ 2B do ông Trần Phong Thanh phụ trách thụ lý giải quyết. Dựa trên báo cáo đề xuất của Vụ 2B nên ông Chiến ký kiến nghị số 1333.

Tại buổi làm việc Với Ủy Ban kiểm tra Trung ương ngày 26/6/2002, ông Chiến đã thừa nhận có nhờ Trần Văn Thuyết mua cho một dàn máy nghe nhạc nói trên - vì khi đó con ông Chiến có nhu cầu học ngoại ngữ, vợ ông Chiến đã trả tiền cho Thuyết. Nhưng đến nay, khi làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, ông Chiến lại khai vào tháng 8/1998, bà Chức (vợ ông Chiến) nhờ Thuyết mua dàn máy nghe nhạc hết 7 triệu đồng. Việc này do vợ con làm, ông Chiến không biết (ông Chiến đi công tác phía Nam).
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 136
Age : 34
Đến từ : TP Phan Rang Thap Cham _ Ninh Thuan
Registration date : 22/01/2008

http://teenphanrang.good.to

Về Đầu Trang Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^. Empty Re: Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Bài gửi by Admin 23/1/2008, 10:36 pm

Ông Chiến không thừa nhận việc Thuyết và Hiệp đưa tiền và vật chất như trình bày ở trên.

Như vậy lời khai của ông Chiến và bà Chức trước và sau không thống nhất, có nhiều mâu thuẫn nên không có cơ sở để tin cậy.

Từ những lời khai của những người liên quan như trình bày ở trên có cơ sở kết luận ông Chiến đã nhận một dàn máy nghe nhạc trị giá 3.000 USD của gia đình Trương Văn Cam do Thuyết và Hiệp đưa. Ngoài ra cùng năm 1995-1996, Thuyết và Hiệp đến chúc Tết gia đình ông Chiến tại An Dương, Tây Hồ, Hà Nội, đã đưa cho bà Chức một túi quà gồm rượu, trái cây, phong bì 10 triệu (tổng trị giá 1.000 USD) để biếu ông Chiến. Tổng cộng, ông Chiến đã nhận của Thuyết và Hiệp 4.000 USD.

Riêng việc Thuyết khai Tết năm 1996-1997, Thuyết đến chúc Tết gia đình ông Chiến, đã đưa cho ông Chiến một túi quà trị giá 1.500 USD nhưng đến nay ông Chiến không thừa nhận việc này. Với trình tự lôgic như trên, thấy lời khai của Thuyết là có căn cứ nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận ông Chiến có nhận một túi quà của Thuyết trị giá 1.500 USD.

Từ tất cả các sự kiện, tài liệu nêu trên cho thấy: Nếu trong hoạt động điều tra và giám sát điều tra mà điều tra viên hoặc kiểm sát viên có quan hệ sâu sắc với một phía bị can hoặc bị hại thì đây chính là điều kiện phải thay đổi điều tra viên hoặc kiểm sát viên theo quy định của pháp luật. Ở đây, ông Phạm Sỹ Chiến, người có quyền năng pháp luật rất lớn lại có quan hệ thân thiết, sâu sắc và lâu dài với các đối tượng “chạy tội” cho Trương Văn Cam. Điều đó thể hiện sự không vô tư, không khách quan trọng quá trình chỉ đạo thẩm tra việc tập trung cải tạo cũng như kiến nghị hủy bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam. Việc Bộ Nội vụ kiên quyết không hủy bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam là ngoài ý muốn của ông Chiến. Cho đến nay, các cơ quan chức năng có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước (cụ thể là Ban cán sự Đảng của VKDND Tối cao) đã tiến hành thẩm định lại hồ sơ tập trung cải tạo Trương Văn Cam thời điểm năm 1995 đã kết luận: Việc quyết định tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam là đúng. Việc kiến nghị hủy bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam là không đúng. Chính vì vậy, việc các bị can Trần Văn Thuyết, Dương Ngọc Hiệp khai có việc đưa tiền và tài sản cho ông Chiến là có căn cứ, là lô gích với việc ông Chiến chỉ đạo cấp Vụ ra nhiều văn bản và trực tiếp ký kiến nghị hủy bỏ tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam một cách thái quá và quyết liệt như đã nói trên. Việc kiến nghị nói trên đã đáp ứng đúng nguyện vọng của vợ con Trương Văn Cam. Việc kiến nghị hủy bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam đã gây nên một sự nghi hoặc đối với các Cơ quan bảo vệ pháp luật làm ảnh hưởng đến uy tín của Bộ Nội vụ và UBND TP HCM (khi đó) cũng như uy tín của VKSND Tối cao hiện nay.

Hành vi trên của ông Phạm Sỹ Chiến đã phạm vào tội nhận hối lộ, tội danh được quy định tại điều 279 BLHS.

Đối với ông Trần Phong Thanh, nguyên Vụ trưởng Vụ 2B VKSND Tối cao: Sau khi được Viện trưởng giao tiếp nhận các tài liệu từ Vụ 4 chuyển tới, Vụ 2B đã phân công cho ông Đặng Chung là cán bộ trực tiếp nghiên cứu, xác minh, thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của bà năm 1995 về việc Bộ Nội vụ đưa Trương Văn Cam đi tập trung giáo dục cải tạo là không đúng.

Ngày 14/8/1995, ông Đặng Chung viết báo cáo kết quả việc trên với lãnh đạo VKSND Tối cao (bản viết tay) do ông Thanh ký với nội dung: Qua làm việc với ông Tư Tạo, Phó giám đốc Công an TP HCM, ông Chung được biết Trương Văn Cam là đặc tình loại 3 của PC14 Công an thành phố nhưng có biểu hiện vi phạm pháp luật. Qua tài liệu trinh sát phản ánh, Trương Văn Cam đang tổ chức, điều hành nhiều sòng bạc lớn trên địa bàn Thành phố và tổ chức nhiều băng đảng xã hội đen để đâm thuê, chém mướn. Trước khi bắt Trương Văn Cam đưa đi tập trung giáo dục cải tạo, Bộ Nội vụ đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 24/6/1996, ông Đặng Chung viết báo cáo gửi lãnh đạo VKSND Tối cao (viết tay) do ông Thanh ký với nội dung: Về thủ tục bắt Trương Văn Cam đi tập trung giáo dục cải tạo (năm 1995) là không đúng, không qua hội đồng xét duyệt của TP HCM. Về đối tượng, Trương Văn Cam không thuộc đối tượng xét tập trung giáo dục cải tạo với lý do: Trong hồ sơ xét duyệt tập trung giáo dục cải tạo chưa thấy lần nào Trương Văn Cam bị các cơ quan pháp luật, chính quyền địa phương xử lý. Do có quan điểm chưa thống nhất giữa C16 và Vụ 2B đề nghị mời Bộ Nội vụ và VKSND Tối cao họp bàn để thống nhất giải quyết, đã được ông Chiến, Phó viện trưởng phê duyệt “đồng ý nhận xét và đề xuất của Vụ 2B”.

Ngày 6/9/1996, Vụ 2B nhận được công văn 280 của C16 do ông Trần Văn Nho ký việc bắt Trương Văn Cam đi tập trung giáo dục cải tạo là đúng đối tượng và thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Nếu không thể truy tố được Trương Văn Cam thì vẫn tập trung cải tạo, không được tha.

Ngày 18/9/1996, ông Nguyễn Danh Hưng - kiểm sát viên cao cấp được ông Thanh giao dự thảo kiến nghị 1333 đã được anh Chiến - Phó viện trưởng VKSND Tối cao duyệt đồng ý. Nội dung: Kiến nghị hủy bỏ quyết định tập trung cải tạo đối với Trương Văn Cam.

Khi làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, ông Thanh khai: Các tài liệu do Bộ Nội vụ chuyển cho VKSND Tối cao về Trương Văn Cam (năm 1995) gồm 3 tập, ông Thanh có đọc, nghiên cứu và cho rằng với tài liệu như vậy chỉ là báo cáo, chưa có xác minh và kết luận, không đủ cơ sở tin cậy nên việc VKSND Tối cao ra bản kiến nghị 1333 là đúng. Khi điều tra viên thông báo kết luận của tổ 63 VKSND Tối cao với nội dung: Bộ Nội vụ và công an TP HCM lập hồ sơ đưa Trương Văn Cam đi tập trung giáo dục cải tạo là đúng, VKSND Tối cao ra kiến nghị 1333 là không đúng thì ông Phong Thanh cho rằng chưa được nhận kết luận trên nên chưa có điều kiện phân tích nội dung nào nhất trí, nội dung nào không nhất trí.

Ông Thanh chỉ thừa nhận khi giữa Bộ Nội vụ và VKSND Tối cao chưa thống nhất quan điểm về việc xử lý đơn của bà , trong khi đó Bộ Nội vụ đã thông báo cho VKSND Tối cao biết việc bắt Trương Văn Cam đi tập trung giáo dục cải tạo là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vậy mà VKSND Tối cao không xin ý kiến của Thủ tướng, lại đơn phương ký kiến nghị 1333 đề nghị hủy bỏ quyết định tập trung giáo dục cải tạo đối với Trương Văn Cam là không đúng. Về việc này, ông Thanh thấy trách nhiệm cấp vụ là chưa nhận thức hết vấn đề, đánh giá tài liệu chưa sâu nên không tham mưu hết cho lãnh đạo VKSND Tối cao trong việc ra kiến nghị 1333.

Việc làm trên của ông Nguyễn Phong Thanh đã có dấu hiệu thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên trong quá trình điều tra chưa phát hiện thấy ông Phong Thanh có quan hệ với những người trong gia đình Trương Văn Cam, chưa có tài liệu chứng minh ý thức vụ lợi của ông Thanh. Hiện ông Thanh đã nghỉ hưu, già yếu nên đề nghị xử lý, kiểm điểm về mặt hành chính.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 136
Age : 34
Đến từ : TP Phan Rang Thap Cham _ Ninh Thuan
Registration date : 22/01/2008

http://teenphanrang.good.to

Về Đầu Trang Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^. Empty Re: Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Bài gửi by Admin 23/1/2008, 10:37 pm

c. Đưa cho ông Lê Thanh Đạo, nguyên Viện trưởng VKSND Tối cao 5.000 USD; ông Cường (thư ký của ông Đạo, đã chết) 5.000 USD

Tháng 6/1995, theo đề nghị của Trương Văn Cam và Hiệp "Phò Mã", Nguyễn Thập Nhất (nguyên Trưởng phòng kiểm sát giam giữ VKSND TP Hà Nội) dẫn Thuyết, Hiệp "Phò Mã", Long "Đầu Đinh" đến nhà riêng của ông Lê Thanh Đạo và dự đám giỗ tại quê của ông Đạo ở Hải Dương (đi bằng xe ôtô của Thuyết do Long lái). Tại đây, Nhất đặt vấn đề với ông Đạo xem xét giúp đỡ giải quyết đơn kêu oan cho Năm Cam do bà đứng tên. Ông Đạo nói là đơn gửi cho ông Cường (thư ký riêng của ông Đạo).

Khoảng 4 ngày sau, Nhất dẫn Thuyết và Hiệp "Phò Mã" đến nhà riêng của ông Cường (khu tập thể của VKSND Tối cao), đặt vấn đề nhờ chuyển đơn của bà kêu oan cho Năm Cam đến các phòng nghiệp vụ của VKSND Tối cao và cho ông Lê Thanh Đạo, Viện trưởng VKSND Tối cao. Ông Cường đồng ý. Trước khi về, Thuyết trực tiếp gửi lại cho ông Cường 2 túi quà, một để biếu ông này và một nhờ chuyển cho ông Đạo. Mỗi túi có rượu, trái cây và một phong bì 5.000 USD.

- Bị can Dương Ngọc Hiệp khai: Việc Nhất và Thuyết dẫn Hiệp đến nhà ông Lê Thanh Đạo để dự đám giỗ như lời khai của Thuyết là có thật. Thuyết nói với Hiệp là đã gửi đơn kêu oan cho Năm Cam do bà đứng tên đến ông Lê Thanh Đạo -Viện trưởng VKSND Tối cao nhờ xem xét. Theo yêu cầu của Thuyết, Hiệp đã đưa cho Thuyết 2 lần tiền tại nhà Thuyết, mỗi lần 5.000 USD để đưa cho ông Lê Thanh Đạo.

- Bị can Tôn Vĩnh Đắc (Long "Đầu Đinh") khai: Vào năm 1995, Long có dùng xe ôtô của Thuyết chở Thuyết, Nhất, Hiệp đi dự đám giỗ tại quê của ông Đạo ở Hải Dương là có thật, Long chỉ làm nhiệm vụ lái xe.

Do ông Cường đã chết vì tai nạn giao thông vào tháng 3/2002 nên không có điều kiện làm rõ xem ông Cường có chuyển quà biếu và tiền của Trần Văn Thuyết và Dương Ngọc Hiệp cho ông Lê Thanh Đạo không.

Các tài liệu trên thấy việc Thuyết và Hiệp thông qua Nguyễn Thập Nhất gặp ông Đạo, nhờ xem xét đơn kêu oan cho Trương Văn Cam của bà (năm 1995) là có thật. Còn việc ông Đạo và ông Cường có nhận tiền và vật chất của Thuyết và Hiệp như thế nào thì chưa có cơ sở kết luận.

d. Đưa cho Nguyễn Thập Nhất, nguyên trưởng phòng kiểm sát giam giữ VKSND Hà Nội 10.000 USD

Để thực hiện lời hứa với Trương Văn Cam, Thuyết đã trực tiếp dẫn Hiệp phò mã đến gặp Nguyễn Thập Nhất để nhờ xem đơn và tìm cách giúp đưa đơn đến VKSND Tối cao. Nhất đồng ý giúp và đã đưa Thuyết, Hiệp phò mã đến nhà ông Lê Thanh Đạo (viện trưởng VKSND Tối cao lúc đó), nhà ông Cường (thư ký của Đạo), nhà ông Phạm Sỹ Chiến (phó viện trưởng VKSND Tối cao lúc đó) để đưa đơn kêu oan cho Trương Văn Cam.

Nguyễn Thập Nhất còn nhận đơn của Hiệp "Phò mã" và trực tiếp gửi đến các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ tại VKSND Tối cao. Ngày 23/5/2002, bị can Trần Văn Thuyết khai: Vào khoảng tháng 7/1995, theo yêu cầu của Nguyễn Thập Nhất là cần một số tiền để chi phí cho việc lo “chạy tội” cho Trương Văn Cam, Thuyết đã chuẩn bị một phong bì 7.000 USD đến nhà riêng của Nguyễn Thập Nhất tại 55 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nhất nhận phong bì ngay trước cổng nhà vào khoảng 11h30-12h trưa. Lúc đó Nhất đi xe máy Vespa màu xanh. Ngoài ra theo yêu cầu của Nhất, trong hai năm 1995-1996, Thuyết đưa cho Nhất 4-5 lần, mỗi lần 300-500 USD tại các quán nhậu (Thuyết không nhớ), tổng cộng khoảng 3.000 USD để Nhất tiếp khách.

- Dương Ngọc Hiệp khai: Năm 1995, sau khi Trương Văn Cam bị bắt, Hiệp cùng với Thuyết đã đến gặp Nhất để nhờ giúp đỡ và đã đưa cho Thuyết 2 lần tiền để Thuyết đưa cho Nhất, tổng cộng 10.000 USD. Lời khai này của Dương Ngọc Hiệp là phù hợp với lời khai của Thuyết.

- Ngày 7/6/2002, bị can Nguyễn Thập Nhất khai nhận trong các năm 1995-1997, Nhất chỉ nhận tiền của Thuyết mỗi lần 300.000-500.000 đồng tại các bữa ăn sáng, trên ôtô của Thuyết và tại nhà riêng của Thuyết (91 Nguyễn Thái Học, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội), tổng cộng khoảng 15 triệu.

Do có những hành vi “chạy tội” như trên, kết quả là ông Phạm Sỹ Chiến ký văn bản gửi Bộ Nội vụ kiến nghị huỷ bỏ quyết định tập trung cải tạo với Trương Văn Cam.

Nguyễn Thập Nhất, nguyên trưởng phòng kiểm sát giam giữ VKSND Hà Nội, là cán bộ công tác lâu năm trong ngành bảo vệ pháp luật. Vì vậy Nhất biết rõ Trương Văn Cam và đồng bọn là một tổ chức tội phạm rất nguy hiểm. Nhưng vì động cơ, mục đích trục lợi cho bản thân, Nhất đã lợi dụng sự quen biết với ông Lê Thanh Đạo (nguyên viện trưởng VKSND Tối cao), ông Phạm Sỹ Chiến (nguyên phó viện trưởng VKSND Tối cao) tiếp tay cho các bị can Trần Văn Thuyết, Dương Ngọc Hiệp, Tôn Vĩnh Đắc, dùng tiền lo chạy tội cho Trương Văn Cam và đồng bọn, để thu lợi bất chính khoảng 43 triệu đồng.

Hành vi trên của Nhất đã phạm vào tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ để trục lợi, quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự. Nguyễn Thập Nhất là cán bộ công tác trong ngành pháp luật mà phạm tội, gây ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm; vì vậy, cần xử lý nghiêm trước pháp luật về hành vi phạm tội của Nhất để làm gương cho người khác.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 136
Age : 34
Đến từ : TP Phan Rang Thap Cham _ Ninh Thuan
Registration date : 22/01/2008

http://teenphanrang.good.to

Về Đầu Trang Go down

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^. Empty Re: Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 9): Các vụ đưa và nhận hối lo^.

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết